Nội dung bài viết
Với sự lên ngôi của nhiều ngành nghề thì nghề Broker có nhiều điều kiện để phát triển. Vậy Broker là gì? Insurance broker là gì? Tiềm năng nghề môi giới bảo hiểm ở Việt Nam hãy cùng IBAOHIEM tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé
Broker là gì?
Có thể hiểu broker là người môi giới, thay mặt người mua/bán trao đổi sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa. Bên cạnh đó, broker cũng có thể thực hiện các giao dịch giữa hai bên mua và bán. Khi giao dịch kết thúc, người môi giới nhận được một khoản tiền hoa hồng như thỏa thuận ban đầu. Vậy có thể hiểu broker chính là người môi giới
Môi trường làm việc của broker: Với tính chất công việc như vậy thì thông thường môi trường làm việc của broker sẽ chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động và cởi mở. Các broker sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, khách hàng nên chính vì thế mà các mối quan hệ của họ sẽ được mở rộng nhanh chóng
Cơ hội phát triển của nghề broker
Với sự lên ngôi của nhiều ngành nghề thì cơ hội phát triển của nghề broker rất tiềm năng, người làm nghề broker có nhiều vị trí và các ngành nghề như: Môi giới bảo hiểm, môi giới kinh doanh, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản,….
Insurance broker là gì?
Insurance broker chính là tiếng Anh của từ Môi giới bảo hiểm: là một tổ chức trung gian giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, đồng thời đại diện quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm hoặc các pháp nhân kinh doanh muốn tham gia bảo hiểm cho doanh nghiệp.
“Hoạt động môi giới bảo hiểm là hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, chương trình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam; các hoạt động liên quan đến việc đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm”. – Theo luật kinh doanh bảo hiểm
Tìm hiểu thêm: Môi giới bảo hiểm là gì tại đây?
Thông tin chi tiết
Một số thông tin về môi giới bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm
Mục 2. DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 131. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm.
2. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
3. Hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.
Điều 132. Nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm
1. Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
2. Tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức xã hội – nghề nghiệp ban hành.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng khi thực hiện cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm.
Điều 133. Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện về vốn bao gồm:
a) Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
b) Cổ đông, thành viên góp vốn không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
3. Điều kiện về nhân sự: có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật dự kiến đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định tại Điều 138 của Luật này.
4. Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
5. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài đang trực tiếp thực hiện hoặc có công ty con thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm trong 05 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về môi giới bảo hiểm của nước nơi tổ chức đặt trụ sở chính trong 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Điều 134. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Dự thảo điều lệ công ty;
c) Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nội dung hoạt động dự kiến triển khai;
d) Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật;
đ) Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân sáng lập hoặc thành viên, cổ đông dự kiến góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 133 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 135. Tổ chức và hoạt động
Các quy định về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: hình thức tổ chức hoạt động; tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; thời hạn cấp giấy phép thành lập và hoạt động; thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, đình chỉ nội dung hoạt động; công bố nội dung giấy phép thành lập và hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động được thực hiện theo quy định tại các điều 62, 68, 70, 71, 72 và khoản 1, khoản 3 Điều 75 của Luật này.
Điều 136. Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Mức vốn điều lệ;
c) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
d) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến có cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ;
đ) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
e) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp; mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có những thay đổi sau đây:
a) Thay đổi điều lệ hoạt động;
b) Mở, chấm dứt, thay đổi địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố các nội dung thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận các thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và hồ sơ, trình tự, thủ tục ghi nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 137. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền sau đây:
a) Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c) Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
d) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
b) Bồi thường thiệt hại cho khách hàng do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra;
c) Công khai thông tin cho khách hàng các nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
d) Hạch toán và theo dõi tách biệt các khoản thu hộ, chi hộ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với hoạt động môi giới bảo hiểm;
e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
b) Khuyến mại dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực để mua hợp đồng bảo hiểm mới;
d) Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn;
đ) Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Điều 138. Nhân sự, vốn, tài chính, chế độ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm và các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải duy trì vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu và thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Chính phủ.
4. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện năm tài chính, chế độ kế toán quy định tại Điều 103 và Điều 104 của Luật này và thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm đối với báo cáo tài chính.
5. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính;
b) Báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ, báo cáo đột xuất, cung cấp thông tin, số liệu khác.
6. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài quy định tại Điều 107 của Luật này.
7. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quản trị tài chính quy định tại Điều 108 của Luật này.
8. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp các thông tin về báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và những thay đổi phải được Bộ Tài chính chấp thuận quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này và thông tin quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 120 của Luật này. Trách nhiệm công khai th
ông tin thực hiện theo quy định tại Điều 117 của Luật này.
Điều 139. Chứng chỉ môi giới bảo hiểm
1. Nội dung đào tạo môi giới bảo hiểm chủ yếu bao gồm:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm;
b) Nguyên tắc, trách nhiệm, đạo đức hành nghề môi giới bảo hiểm;
c) Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
d) Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết nội dung đào tạo, hồ sơ, trình tự, thủ tục thi, cấp, thu hồi, cấp đổi chứng chỉ môi giới bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước cấp.
Tiềm năng nghề môi giới bảo hiểm
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm tại Việt Nam nghề môi giới bảo hiểm có nhiều “đất diễn” và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Với nghề môi giới bảo hiểm thích hợp cho các bạn năng động, dám nghĩ dám làm và chấp nhận thử thách. Chắc chắn nếu chúng ta yêu nghề và dành tâm huyết cho nghề sẽ có những trái ngọt cho chúng ta
Vậy qua bài viết này IBAOHIEM hi vọng đã giải đáp được câu hỏi Broker là gì? Insurance broker là gì? Nếu bạn cần thông tin hoặc tư vấn đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Bảo hiểm trực tuyến IBAOHIEM nhé