Trong kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ rất khó tránh khỏi các vụ kiện, trách nhiệm pháp lý gây thiệt hại, tổn thất, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh liên quan đến các nhóm ngành nghề đặc biệt . Thấu hiểu được điều đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thiết kế loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp giúp giảm bớt gánh nặng chi phí khi có rủi ro xảy ra. Và đây cũng trở thành một trong số các bảo hiểm bắt buộc đối với một số các ngành nghề. Vậy bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì? Ngành nghề nào bắt buộc phải tham gia loại hình bảo hiểm này? Hãy cùng IBAOHIEM tìm hiểu về bảo hiểm Trách nghiệm nghề nghiệp.
I. Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì ?
Trên thực tế, dù bạn làm công việc nào, chức vụ gì và kinh nghiệm bao lâu thì đôi lúc vẫn gây ra sai sót. Trường hợp nhẹ thì có thể bỏ qua, còn đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến người khác thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Mỗi công việc khác nhau thì mức độ sai sót và bị kiện tụng cũng sẽ khác nhau. Những nghề như bác sĩ, luật sư, môi giới bảo hiểm,…sẽ có khả năng cao phải bồi thường tổn thất cho bên thứ ba nhiều hơn so với những công việc khác do thường xuyên trực tiếp tương tác và phục vụ cho khách hàng. Dù đây là những nghề có chuyên môn cao nhưng cũng không ít những trường hợp bất cẩn, gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản thậm chí là tính mạng của bên thứ ba.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ giúp người làm nghề (người mua bảo hiểm) giảm được phần nào gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần trong trường hợp phải đối mặt với kiện tụng. Bên cạnh đó loại hình bảo hiểm này cũng sẽ hỗ trợ tối đa bằng nhiều hình thức khác nhau để có thể giúp đỡ bên thứ ba (người bị thiệt hại), góp phần duy trì các mối quan hệ hợp tác làm ăn tốt đẹp.
2. Tại sao cần bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp ?
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
Chào bạn, nếu bạn cần một tư vấn viên tận tình giải đáp mọi thắc mắc về bảo hiểm hãy gửi yêu cầu tư vấn ngay để được trợ giúp
3. Đối tượng tham gia Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Các trường hợp doanh nghiệp nên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bao gồm:
4. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
5. Mức phí bảo hiểm Trách nhiệm nghề nghiệp
Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng thỏa thuận được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có quy định riêng về mức phí này.
II. Các loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
1. Bảo trách nhiệm nghề nghiệp khám chữa bệnh
1.1. Cơ sở pháp lý
Theo quy định của pháp luật ban hành, các cơ sở nghề nghiệp khám chữa bệnh yêu cầu bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp
- Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 :
- Nghị định 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 về bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh:
- Thông tư 210/2015/TT-BTC ngày 30/12/2015 quy định sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua bảo hiểm trong khám bệnh chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm nghề nghiệp khám chữa bệnh
Nghề hành nghề khám chữa bệnh mang sứ mệnh cao cả là cứu, chữa bệnh, hồi phục sức khỏe và tính mạng con người nên phải luôn chịu trách nhiệm với công việc và thao tác cẩn thận.
Nghề khám chữa bệnh cũng là ngành nghề chuyên môn cao, cường độ công việc cao và thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro hằng ngày, sẽ không tránh khỏi sai sót trong lúc thực hiện công việc.
Khi đó, bảo hiểm trách nhiệm được xem là giải pháp để giúp cho các người bị thiệt hại nhận được các khoản tiền bồi thường mà phía các bác sĩ không đủ khả năng tài chính để chi trả. Ngoài ra còn giúp người được hỗ trợ bảo hiểm đứng vững sau khi gặp phải các tai nạn nghề nghiệp không may, giúp họ có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân và có trách nhiệm cao hơn trong công việc của mình.
1.3. Nội dung bảo hiểm
Chi trả bất kỳ khoản tiền nào mà Người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những tổn thất, sơ suất, thiếu sót, bất cẩn hoặc nhầm lẫn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của Người được bảo hiểm.
Đảm bảo chi phí và chi phí liên quan đến bào chữa, tố tụng, giám định
1.4. Những điều khoản loại trừ
- Hoạt động các nha sĩ
- Hoạt động phẫu thuật viên nha khoa
- Vật liệu hạt nhân
- Thiết bị laser dưới bất kỳ hình thức nào
- Khi có sử dụng chất gây nghiện
- Hành động cố ý, thiếu trung thực, ác ý, hành động phạm pháp
Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn, cũng như nhận được các ưu đãi của sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm nghề khám chữa bệnh. Xin vui lòng liên hệ đến :
Hotline: 0966 490 888 – 02466 569 888 để nhân viên tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
2. Bảo hiểm trách nhiệm nghề luật sư
2.1. Cơ sở pháp lý
Luật Luật sư số 65/2006 / QH11 và Luật Luật sư 20/2012 / QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2016
Nghị định số 82/2020 / NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và hành chính tư pháp
2.2. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm nghề luật sư
Trong thực tiễn hành nghề luật sư, đã có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về những thiệt hại nảy sinh từ việc tư vấn pháp luật không đúng của luật sư, về việc luật sư làm mất tài liệu, chứng từ có giá trị… Vì thế, nhu cầu về việc luật sư có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không chỉ xuất phát từ sự đảm bảo việc bồi thường cho khách hàng khi luật sư tư vấn sai, sai phạm trách nhiệm nghề nghiệp do bất cẩn hoặc khinh suất phạm phải, mà còn nâng cao uy tín xã hội của chính luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, tạo được sự tin cậy nơi khách hàng đến nhờ tư vấn.
2.3. Phạm vi bảo hiểm
Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm
- Văn phòng luật sư
- Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
Dịch vụ được bảo hiểm
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa xử người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các tranh chấp dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, công vụ. các việc khác theo quy định của pháp luật
Thực hiện tư vấn pháp luật
Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng thực hiện công việc pháp lý
2.4. Nội dung bảo hiểm
Chi trả cho bất kỳ khoản tiền nào mà Người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với tổn thất, sơ suất, thiếu sót, bất cẩn hoặc nhầm lẫn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của Người được bảo hiểm.
Chi phí và chi phí liên quan đến bào chữa, kiện tụng, giám định
2.5. Điều khoản loại trừ
- Dịch vụ vượt hoặc không thuộc chuyên môn của Luật sư theo quy định của pháp luật
- Dịch vụ tư vấn không mang nội dung pháp lý liên quan đến bất động sản, tài chính hoặc các vấn đề liên quan đến tính chất thương mại
- Hành vi cố ý sai sót của Người được bảo hiểm, vi phạm pháp luật của Người được bảo hiểm
- Tổn thất do chiến tranh, nội chiến, khủng bố, cách mạng, nổi dậy
- Các khoản phạt, hình phạt, tiền phạt do vi phạm pháp luật
2.6. Điều khoản bổ sung
Ngoài các phạm vi bảo hiểm chính, để tăng tính bảo hiểm cũng như tiết kiệm chi phí Người mua có thể tham khảo các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ:
- Mở rộng bảo hiểm mất tài liệu
- Mở rộng bảo hiểm công ty con/chi nhánh mới thành lập
- Mở rộng bảo hiểm cho nhân viên thực tập
Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn, cũng như nhận được các ưu đãi của sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm nghề khám chữa bệnh. Xin vui lòng liên hệ đến :
Hotline: 0966 490 888 – 02466 569 888 để nhân viên tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
Chào bạn, nếu bạn cần một tư vấn viên tận tình giải đáp mọi thắc mắc về bảo hiểm hãy gửi yêu cầu tư vấn ngay để được trợ giúp
3 . Bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng viên
3.1. Cơ sở pháp lý
Theo quy định của pháp luật ban hành, Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.
Luật Công chứng số 53/2014 / QH13 ngày 20/6/2014 :
Nghị định 29/2015 / NĐ-CP ngày 15/3/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
Nghị định 82/2020 / NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và quản lý tư pháp :
3.2. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên
Hoạt động công chứng với những tính chất rất đặc thù mà nếu có rủi ro, hơn ai hết người dân phải hứng chịu hậu quả, nhất là khi giá trị hợp đồng càng lớn, thiệt hại càng cao. Bởi thế, khi một công chứng viên hành nghề đã được mua bảo hiểm thì khách hàng sẽ an tâm hơn nhiều, và người công chứng viên cũng an tâm hơn trong công việc.
3.3. Phạm vi bảo hiểm
Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm
- Phòng công chứng
- Văn phòng công chứng được đăng ký thành lập và hoạt động theo quy trình của Luật Công chứng.
Dịch vụ được bảo hiểm
- Công chứng hợp đồng, giao dịch soạn sẵn
- Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng
- công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, hợp đồng ủy quyền, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai thừa kế, văn bản từ chối nhận di sản
- Bản dịch công chứng
3.4. Nội dung bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng
Chi trả bất kỳ khoản tiền nào mà Người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với tổn thất, sơ suất, thiếu sót, bất cẩn hoặc nhầm lẫn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của Người được bảo hiểm.
Chi phí và chi phí liên quan đến bào chữa, kiện tụng, giám định.
Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ tư vấn về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên vui lòng liên hệ:
Hotline: 0966 490 888 – 02466 569 888 để nhân viên tư vấn và giải đáp các thắc mắc
Để biết thêm thông tin chi tiết và được hỗ trợ tư vấn về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và các loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khác vui lòng liên hệ:
Hotline: 0966 490 888 – 02466 569 888 để nhân viên IBAOHIEM tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Chân thành cảm ơn quý khách.
Tham khảo thêm:
- Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009
- Nghị định 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 về bảo hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh
- Luật Luật sư số 65/2006 / QH11 và Luật Luật sư 20/2012 / QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2016.
- Luật Công chứng số 53/2014 / QH13 ngày 20/6/2014