Nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ luôn đe dọa đến tài sản, máy móc, hàng hoá, nhà cửa, các công trình kiến trúc, xây dựng… Quý khách hàng sẽ bị tổn thất rất lớn và khó lường trước được sự tổn thất khi rủi ro xảy ra. Sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là giải pháp hữu hiệu nhất trước những rủi ro có thể xảy ra.
Và hiện nay chính phủ cũng quy định về việc các đơn vị cá nhân, tổ chức hoạt động trong 1 số ngành nghề đặc thù mua “bảo hiểm cháy nổ bắt buộc”
Một số thông tin nghị định 79/2014/NĐ-CP
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
Chào bạn, nếu bạn cần một tư vấn viên tận tình giải đáp mọi thắc mắc về bảo hiểm hãy gửi yêu cầu tư vấn ngay để được trợ giúp
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại Việt Nam.
Điều 3. Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, ngành học.
Điều 4. Phụ lục
Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục về danh mục cơ sở, dự án, công trình thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và quy cách cờ hiệu, biển hiệu, băng sử dụng trong chữa cháy:
- Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
- Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
- Phụ lục III: Danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.
- Phụ lục IV: Danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
- Phụ lục V: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
- Phụ lục VI: Quy cách các tín hiệu ưu tiên và tín hiệu sử dụng trong chữa cháy.
Thông tin chi tiết tham khảo nghị định tại đây: Nghị định 79/2014/NĐ-CP
Danh mục cơ cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)
a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên.
b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 61°C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5 % thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 61°C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên.
c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên.
d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên.
e) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên./.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY
Chào bạn, nếu bạn cần một tư vấn viên tận tình giải đáp mọi thắc mắc về bảo hiểm hãy gửi yêu cầu tư vấn ngay để được trợ giúp